Truyền thông là một phương tiện không thể thiếu để các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình. Tuy nhiên, truyền thông cũng là con dao hai lưỡi: có thể giúp doanh nghiệp phát triển hoặc giết chết doanh nghiệp nếu phạm phải sai lầm. Do đó, ngày nay, nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến các phương pháp quản lý khủng hoảng trong truyền thông. Nếu bạn cũng đang điều hành một doanh nghiệp, bạn sẽ không muốn bỏ lỡ bài viết sau đây.
Khái niệm về khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông là những sự kiện không mong muốn xảy đến một cách bất ngờ và đột ngột, vượt ngoài tầm kiểm soát của cá nhân hay doanh nghiệp. Sự việc sẽ tạo nên cơn bão dư luận, là trung tâm của sự bàn tán. Và đương nhiên, scandal nào cũng ảnh hưởng đến hình ảnh mà doanh nghiệp cất công xây dựng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín mà còn gây thiệt hại về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Nguyên nhân gây nên khủng hoảng truyền thông đa dạng, điểm chung của các tác nhân này là gây nên bất lợi cho đối tượng đó. Quản lý khủng hoảng truyền thông là cả một quá trình, nỗ lực của cả đội ngũ xử lý và nội bộ công ty. Doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo, đồng lòng, bám sát chiến lược bằng cách thực hiện đúng các bước trong quy trình quản trị truyền thông.
Khủng hoảng truyền thông là gì?
Mục đích của việc quản trị khủng hoảng truyền thông
Internet phát triển và lây lan với tốc độ cực kì nhanh chóng, khủng hoảng truyền thông được ví như một đám cháy dữ dội lan khắp mọi nơi trong phút chốc. Đám cháy đó đương nhiên được tạo bởi dư luận, bởi sự bàn tán xen lẫn tức giận của họ. Do đó, kiểm soát truyền thông giúp doanh nghiệp tìm ra được cách đối phó và phương hướng xử lý phù hợp với mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tránh khỏi thiệt hại và uy tín và danh tiếng.
Các nguyên tắc vàng trong quản trị khủng hoảng truyền thông
Đưa ra các tình huống giả định
Đặt tình huống giả định là cách để doanh nghiệp biết được nguyên nhân xảy ra khủng hoảng cũng như tìm ra được giải pháp hiệu quả trong việc quản trị khủng hoảng truyền thông. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể kết hợp các câu hỏi và phân tích các vấn đề sâu hơn để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.
Truyền thông nội bộ
Trong thời điểm khủng hoảng, nội bộ công ty cần đồng lòng, bình tĩnh thực hiện xử lý khủng hoảng theo đúng quy trình chứ không được tùy tiện phát ngôn, đưa ra bình luận. Nội bộ cần hiểu được nguồn gốc vấn đề và cũng cần được trấn an tinh thần. Công ty cần bảo đảm đội ngũ nhân viên nắm được tình hình một cách thống nhất. Để làm tốt khâu truyền thông nội bộ, doanh nghiệp cần làm việc với nhân viên của mình một cách kỹ càng.
Cần giữ sự bình tĩnh và thống nhất thông tin
Xử lý nhanh chóng
Để ngăn khủng hoảng lây lan, bạn cần phải ngăn được tốc độ lan truyền của internet. Điều này sẽ giảm được số lượng khách hàng biết về khủng hoảng mà doanh nghiệp đang gặp phải để khống chế được những bình luận không hay về hình ảnh của doanh nghiệp.
Trung thực trong thông tin
Để xoa dịu dư luận cũng như xử lý khủng hoảng triệt để, doanh nghiệp cần có thái độ cầu thị, trung thực, không giấu diếm truyền thông, thẳng thắn đề cập đến khủng hoảng và chân thành hết có thể. Để nhận được sự khoan dung từ công chúng, doanh nghiệp cần đưa ra lời xin lỗi và trình bày rõ vấn đề, không trốn tránh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và không phát ngôn gây sốc để tránh tình trạng khủng hoảng truyền thông bùng phát trở lại.
Thể hiện thái độ trung thực là điều bắt buộc
Tạm kết
Do đó, quản lý khủng hoảng truyền thông tốt không những nâng cao hình ảnh doanh nghiệp mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp thu nhặt được một số thông tin bổ ích về cách quản lý truyền thông. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.
>>Xem thêm: Cách hạn chế khủng hoảng