Categories: Kinh tế

Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu cà phê

Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : nguồn cung cà phê, thị trường, cầu cà phê thế giới.

Hiện nay Việt Nam có gần 490 nghìn ha cà phê được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (hơn 90% diện tích). Đã là một điều kiện thuận lợi cho chúng ta có thể đảm bảo nguồn cung cà phê cho hoạt động xuất khẩu. Cũng như nhiều loại cây trồng khác thì việc sản xuất cà phê cũng phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, gặp năm thời tiết không thuận lợi thì không thể đảm bảo đủ lượng cà phê xuất khẩu, khó duy trì mức sản lượng xuất khẩu ổn định. Tuy nhiên năm được mùa thì cà phê xuất khẩu lại phải đối mặt với một thực trạng là giá cà phê xuống thấp do cung lớn hơn cầu.

Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Được hưởng sự bình đẳng như các nước xuất khẩu khác, các rào cản xuất khẩu được gỡ bỏ, cơ hội thị trường mở rộng, có điều kiện tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới. Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê của ta cũng cần phải nhận thức được những khó khăn.

Trước hết là về chính sách thuế. Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU… Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.

Thứ hai là về chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như ngành kinh tế Việt Nam. Vì vậy, ngành cà phê phát triển thiếu tính nhất quán và thống nhất chung với tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hậu quả là không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp cả nước.

Thứ ba là các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt. Mặc dù hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả các tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ… nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách này đều chưa tốt. Đầu tiên là những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Tiếp theo là các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay.

Một điều nữa là vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng, mặc dù trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông, thuỷ lợi, điện… đã có những chuyển biến đáng kể. Ví dụ như đường giao thông kém sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm giá thu mua tại các điểm thu mua cà phê khác nhau, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, đường càng xấu thì giá càng thấp. Chi phí sử dụng mạng Internet hiện nay ở nước ta vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực.

Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt Nam hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng đúng mức.

Share

Recent Posts

Why factory for rent in Vietnam is increasingly developing?

Vietnam has become an attractive destination for businesses seeking factory spaces for rent. This trend… Read More

4 months ago

8 criteria for selecting warehouse space for lease

In the realm of logistics and supply chain management, choosing the right warehouse space for… Read More

4 months ago

Những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển thuê nhà xưởng Thái Nguyên trong năm 2024

Trong năm 2024, thị trường bất động sản công nghiệp tại Thái Nguyên đang có… Read More

5 months ago

Tìm hiểu về dịch vụ cho thuê kho xưởng nhỏ

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc thuê kho xưởng nhỏ đang trở… Read More

5 months ago

Tìm hiểu về dịch vụ cho thuê nhà xưởng

Dịch vụ cho thuê nhà xưởng là một trong những dịch vụ cung cấp không… Read More

6 months ago

Cách tính chi phí thuê nhà xưởng và các yếu tố ảnh hưởng

Trong quá trình kinh doanh, việc thuê nhà xưởng là một trong những yếu tố… Read More

6 months ago