Bên cạnh việc tập trung phát triển các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp, họ cũng không ngừng đưa ra những chiến dịch độc đáo. Vì thế, để đảm bảo những hoạt động của doanh nghiệp phát huy tính hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu khách hàng, việc nghiên cứu thị trường là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu những lợi ích của và các bước thực hiện khảo sát thị trường trong bài viết dưới đây
Những lợi ích của việc nghiên cứu thị trường mang đến cho các doanh nghiệp
1/ Hiểu rõ hơn về những đối thủ cạnh tranh
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ mang đến cho doanh nghiệp những thông tin về thị trường. Nếu đối thủ của họ là những người đi trước, thì nhờ vào hoạt động nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp sẽ rút ra kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo của họ. Việc phân tích đối thủ cũng giúp cho doanh nghiệp biết được mục tiêu và chiến lược của đối thủ, và khi đã hiểu rõ đối thủ doanh nghiệp sẽ lập những phương án phù hợp để cạnh tranh và chiếm ưu thế trên thị trường
Nắm bắt đối thủ cạnh tranh
2/ Giúp doanh nghiệp biết được kênh truyền thông tiềm năng
Hiện nay việc sử dụng các quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp, những hình thức như Google Ads, FB ads, Youtube ads,… đang rất được ưa chuộng. Gần đây các nền tảng như Instagram, Tiktok đang được giới trẻ chú ý đến cũng đã có những thay đổi về tính năng quảng cáo. Với việc nghiên cứu thị trường, bạn có thể biết được đâu là nền tảng tốt cho việc quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp. Tuỳ vào mỗi sản phẩm khác nhau mà sẽ được quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội phù hợp.
Xác định kênh truyền thông tiềm năng
3/ Phác thảo rõ chân dung khách hàng mục tiêu
Bất kì một dòng sản phẩm nào đều cần xác định rõ khách hàng mục tiêu của bạn là ai, việc này ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của sản phẩm và các chiến dịch truyền thông, marketing ,nhờ đó sẽ giúp các doanh nghiệp biết được nên tập trung nguồn lực vào đâu để tiếp cận đến nhóm khách hàng mục tiêu của họ. Thông qua việc đánh giá thị trường, bạn có thể biết được những thông tin quan trọng liên quan đến nhóm đối tượng này như: nhân khẩu học, sở thích, hành vi,…của họ thông qua phân tích các hoạt động trên mạng xã hội.
>>> Đọc thêm: Top 10 lý do nghiên cứu, khảo sát thị trường
Các bước thực hiện nghiên cứu thị trường
1. Xác định mục tiêu và vấn đề
Để bắt đầu cho việc khảo sát thị trường, bạn cần biết được mục tiêu và vấn đề của doanh nghiệp đang gặp phải. Nhờ vào đó bạn sẽ biết nên bắt đầu từ đâu và nghiên cứu những gì có ích cho chiến lược của doanh nghiệp, tránh việc nghiên cứu những thứ không giúp ích cho việc giải quyết các vấn đề mà công ty đang gặp phải, và không đúng với định hướng của doanh nghiệp đặt ra
Xác định mục tiêu rõ ràng
2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu phù hợp
Sau khi đã xác định được mục tiêu và vấn đề đang gặp phải, bước tiếp theo phải xây dựng một kế hoạch nghiên cứu thật bài bản. Tuỳ vào từng loại hình sản phẩm cụ thể, mà mỗi doanh nghiệp sẽ có kế hoạch và cách thức thu nhập thông tin khác nhau. Thường sẽ có 5 phương pháp nghiên cứu thị trường được sử dụng đó là: phỏng vấn nhóm (Focus group), quan sát hành vi, phỏng vấn sâu, thử nghiệm và cuối cùng là theo dõi hành vi sử dụng internet của khách hàng.
Hiện nay, với việc phát triển của các nền tảng mạng xã hội, việc thu thập thông tin bằng cách theo dõi hành vi sử dụng internet của khách hàng trên internet đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng.
3. Phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận
Đây là những bước cuối cùng trong việc nghiên cứu thị trường, sau khi đã thu thập đủ thông tin cần thiết thông qua việc nghiên cứu, bạn cần phân tích những dữ liệu thu về được một cách hết sức cẩn thận, vì mỗi con số đều cho chúng ta biết được hành vi, sở thích, thói quen của người tiêu dùng. Từ đó bạn sẽ đưa ra những kết luận một cách tổng quan nhất dựa trên những con số đó, bạn sẽ biết được nên xây dựng chiến lược như thế nào để phù hợp với khách hàng mục tiêu và làm thế nào để cạnh tranh với những đối thủ khác.
Kết luận
Trên đây là những thông tin sẽ giúp cho cho các bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về việc nghiên cứu thị trường, đồng thời hiểu rõ được tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Nâng tầm quản trị Thương hiệu với Kompa