Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa

0
55
Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp

Xuất khẩu hàng là một hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia.

Các hình thức xuất khẩu hàng hóa

2.0a.Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp thiết lập quan hệ làm ăn buôn bán với nước ngoài qua con đường gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua giao dịch thư từ.

Đây là hình thức giao dịch xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay . Đặc điểm của hình thức này là đòi hỏi doanh nghiệp có tính chủ động cao trong việc bắt mối, thiết lập quan hệ với đối tác nước ngoài cũng như duy trì mối quan hệ đó. Trong hoạt động mở rộng hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác mới phần lớn đều bắt đầu từ những hoạt động xuất khẩu trực tiếp này, đến khi phát triển mối quan hệ làm ăn đến một mức độ nhất định có thể áp dụng các hình thức khác. Vì vậy trong bản báo cáo này em xin đi sâu tìm hiểu về các bước cũng như hình thức để thực hiện hoạt động xuất khẩu này.

2.1b. Xuất khẩu đối lưu

Xuất nhập khẩu đối lưu là hình thức trong đó xuất khẩu được kết hợp chặt chẽ với nhập nhẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương.

Hình thức này chiếm khoảng 20% trong hoạt động xuất nhập khẩu

Hình thức này có ưu điểm đó là vì tiền ít được sử dụng trong thanh toán nên tránh được những rủi ro trong quá trình thanh toán, cũng như sự biến đổi tỷ gía. Tuy nhiên nó cũng có nhiều điều kiện đặt ra đó là ta chỉ xuất khẩu đựơc khi có nhu cầu nhập khẩu một mặt hàng tương ứng từ phía đối tác mà phần lớn lại không phát sinh nhu cầu đó, thứ hai điều kiện cân bằng trong trao đổi cũng phải được đảm bảo như cân bằng về giá, cân bằng về mặt hàng trao đổi, cân bằng về tổng giá trị trao đổi, cân bằng về điều kiện cơ sở giao hàng.. Chính vì những hạn chế này đây cũng không phải là hoạt động xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp.

Có thể kể đến một vài hình thức của hoạt động xuất nhập khẩu đối lưu như

Mua đối lưu: là hình thức một bên xuất khẩu, phía bên kia sẽ ghi nhận khoản nợ đó, nhưng không thanh toán bằng tiền mà khi nào bên xuất khẩu có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa mình có thì sẽ dùng hàng hóa đó để trả khoản nợ đó. Chuyển giao nghĩa vụ

Đó là hình thức một bên nhập khẩu hàng hóa của bên kia nhưng lại chuyển giao nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên thứ ba

Có thể hình dung theo một ví dụ sau:

Công ty A        xuất khẩu xe máy        Công ty B

( Nhật)        (Việt Nam)

Thanh toán

 

Công ty C        

        ( Nhật)        xuất khẩu thủy sản

Giao dịch bồi hoàn:Là hình thức xuất khẩu chủ yếu sử dụng trong xuất khẩu máy móc thiết bị, trong đó một bên cung cấp hàng hóa( máy móc thiết bị )và được bên kia thanh toán thanh toán bằng cách giành ưu đãi trong đầu tư, hợp tác hoặc bán sản phẩm. Hình thức mua lại sử dụng trong chuyển giao công nghệ, một bên chuyển giao công nghệ cho bên kia và được thanh toán bằng cách nhận một phần sản phẩm hoặc hưởng một phần lợi nhuận do công công nghệ đó tạo ra

2.2c. Kinh doanh tái xuất

Tái xuất là hình thức xuất khẩu những hàng hóa trước đó nhập khẩu từ một nước sang một nước khác, những hàng hóa là đối tượng của hình thức xuất khẩu xuất khẩu này phải không được sử dụng và chế biến ở nước tạm nhập tái xuất.

Mục đích của kinh doanh tái xuất là mua rẻ hàng hóa của nước này bán đắt hàng hóa ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba bên tham gia : bên xuất khẩu, bên tái xuất, bên nhập khẩu.

Các hình thức kinh doanh tái xuất chủ yếu ở Việt Nam hiện nay

Kinh doanh chuyển khẩu Hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất

Kinh doanh tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua bán hàng hóa của một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế , có làm thủ tục nhập khẩu vào nước tạm nhập tái xuất, rồi làm thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến.

d. Xuất khẩu gián tiếp(qua trung gian)

Là hình thức xuất khẩu hàng hóa phải qua một trung gian thứ ba để thiết lập mối quan hệ, thỏa thuận quan hệ mua bán, người thứ ba này là trung gian thương mại

Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới.

e. Phương thức mua bán tại sở giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt được tôt chức ở một nơi nhất định và hoạt động trong một thời gian nhất định, tai đó thông qua người môi giới do sở giao dịch chỉ định người ta mua bán hàng hóa có khối lượng lớn có phẩm chất tương đồng và được tiêu chuẩn hóa rất cao.

Các nghiệp vụ mua bán tại sở giao dịch hàng hóa

Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn là việc mua bán mà giá cả được xác định theo hợp đồng còn việc giao hàng và thanh toán diễn ra sau một kỳ hạn nhất định. Nghiệp vụ tự bảo hiểm là sự phối hợp giữa nghiệp vụ mua thật bán thật trên thị trường với nghiệp vụ bán kỳ hạn trên sàn giao dịch theo chiều ngược lại. Sàn giao dịch đóng vai trò như công ty bảo hiểm giúp cho người kinh doanh giảm rủi ro về giá. Nghiệp vụ mua bán hàng hóa giao ngay là những giao dịch mua bán thật được tiến hành tại sở giao dịch hàng hóa, trong đó giá cả được thống nhất khi kí hợp đồng còn việc thực hiện hợp đồng được thực hiện sau 2 hoặc 3ngày làm việc.

f. Đấu thầu quốc tế và đấu giá quốc tế

Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt , trong đó người mua( tức người gọi thầu) công bố những điều kiện mua hàng để người bán( tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán, sau đó người mua sẽ chọn mua của người nào bán giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện đã nêu.

– Đấu giá quốc tế

Là phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức tại một nơi nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định, tại đó sau khi xem hàng người mua (nhà nhập khẩu) tự do cạnh tranh trả giá và hàng hóa đựơc bán cho người trả giá cao nhất.

Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa

3.1a. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Như các hoạt động kinh doanh khác, vai trò của nghiên cứu thị trường trong xuất nhập khẩu rất quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về thị trường xuất nhập khẩu, có nguồn thông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền tảng cho chiến lược marketing xuất nhập khẩu. Nếu không thực hiện nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu hoặc thực hiện sơ sài , doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn.

Tuỳ theo đặc điểm yêu cầu và điều kiện riêng doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu theo một trong ba hình thức: tự tiến hành, thuê dịch vụ nghiên cứu, kết hợp tiến hành và thuê dịch vụ. Về mặt thực tiễn dù chọn hình thức nào doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần nắm được hai vấn đề, đó là kỹ năng quản trị dự án nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu và các nội dung cũng như kỹ thuật nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu phổ biến thường dùng.

– Bước 1: Xây dựng bản mô tả yêu cầu thông tin có liên quan đến chương trình xuất khẩu

Tham gia vào chương trình xuất khẩu của doanh nghiệp có nhiều bộ phận khác nhau dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhu cầu thông tin của các bộ phận này khác nhau, ví dụ nhóm thiết kế sản phẩm cần thông tin về đặc điểm , sở thích, lối sống… của khách hàng trong khi phòng tài chính cần thông tin về hệ thống và phương thức thanh toán ở thị trường xuất khẩu mục tiêu. Do đó, đầu tiên bộ phận phụ trách nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp cần tập hợp tất cả các yêu cầu thông tin từ các phòng ban và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án xuất khẩu của doanh nghiệp để xây dựng bản mô tả nhu cầu thông tin xuất khẩu chung của doanh nghiệp.

– Bước 2: Chuyển đổi nhu cầu thông tin thành vấn đề nghiên cứu.

Trong giai đoạn này nhà nhập khẩu căn cứ vào sản phẩm, thị trường mà mình muốn thâm nhập và vào mục tiêu của mình mà quyết định các nội dung, đặc điểm cần nghiên cứu ở thị trường

Nói chung thì khi nghiên cứu thị trường xuất khẩu cần nắm bắt được các thông tin như

Tình hình cung của thị trường Phân tích tình hình cầu Phân tích những điều kiện của thị trường

– Bước 3: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Thiết kế chương trình nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu: Trong giai đoạn này, bộ phận nghiên cứu thị trương cần thu thập các thông tin, tài liệu từ các nguồn khác nhau, có thể là thông tin sơ cấp hoặc các thông tin thứ cấp.

Ở cuối giai đoạn này các thông tin được phân tích tổng hợp và đưa ra những kết luận phù hợp có tham gia thị trường mới hay không, tham gia ở mức độ nào, các đối tác nào sẽ là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Đây là những công việc cần tiến hành khi phát triển một thị trường mới,để phát triển một sản phẩm mới hay mở rộng thị thị phần của doanh nghiệp, như đã trình bày nó khá phức tạp và đòi hỏi chi phí nhân lực và tài chính. Do vậy doanh nghiệp có thể quyết định tự tiến hành hoặc thuê các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.

Trong hoạt động xuất khẩu, ngoài những đợt nghiên cứu chính thức có chương trình cụ thể này doanh nghiệp muốn thành công cần phải liên tục cập nhật thông tin về thị trường, khách hàng thông qua các hoạt động điều tra khảo sát của các tổ chức nhà nước, các đánh giá của các chuyên gia …để có những quyết định đúng đắn, phù hợp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp.

3.2b. Chào hàng

Chào hàng của người bán( nhà xuất khẩu) là lời mời gọi mua hàng đưa ra từ người bán tới người mua( nhà nhập khẩu)

Nhà xuất khẩu sau khi xem xét tìm hiểu đối tác sẽ đưa ra lời đề nghị kí kết hợp đồng. Chào hàng có thể được xem như là một hình thức thông tin giới thiệu với đối tác về công ty, về sản phẩm của mình ( trường hợp chào hàng không cam kết ) hoặc một cam kết chính thức cho việc kí hợp đồng( chào hàng chính thức).

Trong chào hàng người ta nêu rõ : tên hàng, quy cách, phẩm chất số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán , bao bì kí mã hiệu…trường hợp hai bên có quan hệ mua bán với nhau hoặc có điều kiện chung giao hàng điều chỉnh thì thì chào hàng có khi nêu những nội dung cần thiết cho lần giao dịch đó như tên hàng , quy cách, phẩm chất, số lượng, giá, thời hạn giao hàng những điều kiện còn lại sẽ áp dụng như những hợp đồng trước đó hoặc theo điều kiện giao hàng chung giữa hai bên

3.3c. Đàm phán kí kết hợp đồng

Đây là giai đoạn quan trong trong việc quyết định giao dịch có thành công hay không. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua thư từ thỏa thuận về các điều kiện và điều khoản của hợp đồng xuất khẩu. Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa phức tạp ví dụ như hàng hóa là các thiết bị kỹ thuật , máy móc gồm nhiều điều khoản có thể do một trong hai bên chính thức soạn thảo hoặc sẽ là được hình thành qua quá trình thư từ trao đổi giữa hai bên trong quá trình đàm phán. Nhưng một hợp đồng thường phải bao gồm những điều khoản chủ yếu sau :

Điều khoản xác định đối tượng mua bán như tên hàng , số lượng, chất lượng hàng hóa Điều khoản về giá cả Điều khoản giao hàng: quy định địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức giao hàng Điều khoản về thanh toán: đông tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán Điều khoản về bao bì và kí mã hiệu hàng hóa Điều khoản khiếu nại Điều khoản về bất khả kháng

Ngoài ra còn tùy từng hợp đồng còn có thêm những điều khoản về bảo hiểm, bảo hành…

3.4Sơ đồ 1: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩuđồng

3.5.d. Thực hiện hợp đồng :

3.6Sau khi kí hợp đông cần xác định rõ trách nhiệm, nộidung trình tự công việc phải làm và cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nên thiệt hại. Đồng thời phải yêu cầu đối phương thực hiện các nhiệm vụ theo hợp đồng. Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước như sơ đồ trên

f. Giải quyết tranh chấp nếu có

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể nảy sinh các vấn đề tranh chấp có thề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng hay sau đó trong quá trình thanh toán, bảo hành…Về nguyên tắc, để giải quyết những tranh chấp phát sinh đó được thực hiện theo những quy đinh trong hợp đồng.