Mục tiêu chung của ngành dệt may

0
24
Mục tiêu chung của ngành dệt may

Nâng cao trình độ công nghệ, đạt được nhữngtiến bộ như các nước trong khu vực và đến năm 2010 tương đương với các nước phát triển trong khu vực ASEAN hiện nay.

Hướng vào xuất khẩu nhằm tăng thu ngọai tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng, thỏa mãn nhu cầu trong nước, từng bước đưa công nghiệp dệt may trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết khoảng 4 triệu người lao động đến năm 2010 với mức thu nhập bình quân khoảng 2.000.000 đồng/người/tháng.

Tăng tỉ lệ gia tăng tạo ra trong nước để tăng hiệu quả xuất khẩu, phấn đấu sử dụng 60% nguyên phụ liệu nội địa vào năm 2010, từng bước nâng cao tính tự chủ của ngành sản xuất và kinh doanh hàng dệt may. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010 đạt 25% so với cùng kỳ năm trước.

Quy mô vốn đầu tư nhỏ khiến cho các doanh nghiệp không có đủ khả năng ứng dụng công nghệ mới hay đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại đó; đầu tư dàn trải, cơ cấu chưa hợp lý nên đã không tạo được mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu của đất nước.Việc đầu tư của doanh nghiệp nhiều lúc chưa hiệu quả do thiếu thông tin về thị trường đầu vào như: vốn, lao động, nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ; thông tin về chính sách và quy định của Nhà nước.

Vì vậy chưa thực sự nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt và dẫn tới những quyết định đầu tư thiếu hiệu quả. Xu hướng hình thành trong ngành dệt may là sẽ phát triển theo chiều đứng – tức là một công ty phải có qui mô làm hết mọi khâu chứ không phải theo chiều ngang, tức là mỗi công ty phụ trách một khâu trong công đoạn làm ra sản phẩm hoàn chỉnh. Quy mô sản xuất như thế sẽ giúp giảm giá thành, tăng năng suất chứ không thể cạnh tranh nhờ vào giá lao động rẻ.